Sunday 26 December 2010

Lào Cai: sạt lở đất vùi lấp Nhà máy thủy điện Sử Pán 2


Chủ Nhật, 26/12/2010, 17:37 (GMT+7)

Lào Cai: sạt lở đất vùi lấp Nhà máy thủy điện Sử Pán 2

TTO - Vụ sạt lở xảy ra lúc 20g ngày 25-12, tại xã Bản Hồ (Sa Pa, Lào Cai) đã vùi lấp một phần Nhà máy thủy điện Sử Pán 2 (công suất 34,5MW của Công ty cổ phần thủy điện Sông Đà- Hoàng Liên), suối Mường Hoa đoạn chảy qua thôn Bản Hồ và làm biến dạng dòng suối.

Đất cát vùi lấp nhà máy thủy điện

Khoảng 40.000 m3 đất đá từ cao độ 618 của Nhà máy thủy điện Nậm Toóng, công suất 34 MW, do Công ty cổ phần thủy điện Sa Pa làm chủ đầu tư, đã sạt lở trôi xuống Nhà máy thủy điện Sử Pán 2.

Theo anh Nguyễn Thành Huế, công nhân bảo vệ ngủ tại nhà máy khi xảy ra sự cố, đột nhiên nghe thấy tiếng nổ lớn, toàn bộ tường đầu hồi nhà máy đổ sập, đất đá tràn tung tóe vào trong nhà máy, vùi lấp tổ máy số 3 và các thiết bị rơle, bảng điều khiển trung tâm...

Ông Nguyễn Thanh Kim, tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Sông Đà - Hoàng Liên, cho biết hiện Nhà máy thủy điện Sử Pán 2 đã lắp đặt xong tổ máy 1 và stato tổ máy số 2, đang thi công van cầu của tổ máy số 3. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ phát điện vào cuối năm nay, tuy nhiên sự cố sạt lở đất phá hủy nhiều thiết bị, thiệt hại hàng trăm tỉ đồng nên sẽ phải chậm tiến độ điện lên lưới.

Ngày 26-12, cảnh sát môi trường đã phối hợp với các cơ quan chức năng xác định cụ thể thiệt hại, làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của bên gây ra sự cố.

Một số ảnh về Nhà máy thủy điện Sử Pán 2 bị vùi lấp:

Tin, ảnh: HỒNG THẢO

source

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/417611/Lao-Cai%C2%A0sat-lo-dat-vui-lap-Nha-may-thuy-dien-Su-Pan-2.html

Saturday 25 December 2010

Hà Nội: Đổ lan can, hai học sinh lớp ba thoát chết


Hà Nội: Đổ lan can, hai học sinh lớp ba thoát chết

Dân Việt - 16h30 chiều 21-12, một tai nạn đã xảy ra ở trường tiểu học Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội khi lan can tầng ba của trường bị đổ khiến hai học sinh lớp 3E rơi từ tầng ba xuống đất.

Bà Trịnh Linh Chi, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu Định Công cho biết: “Tan buổi học chiều 21-12, trong lúc xếp hàng chuẩn bị ra về, hai học sinh do đùa nghịch với nhau va vào lan can tầng ba và rơi xuống đất”.

Phần nối giữa hai toà nhà nơi xảy ra tai nạn dù mới xây nhưng đã nứt toác.

Khi chúng tôi tỏ ý muốn tìm hiểu thông tin về họ tên học sinh bị nạn, tên giáo viên chủ nhiệm, tên đơn vị thi công công trình…, bà Trịnh Linh Chi đều từ chối cung cấp với lý do “bận tiếp đoàn kiểm tra chuyên ngành”. Qua tìm hiểu được biết, hai học sinh bị ngã là Hoàng Anh và Đại là học sinh lớp 3E.

Nhiều học sinh vẫn hồn nhiên qua lại chỗ lan can được che đậy một cách sơ sài.

Theo bà Chi, ngay sau khi tai nạn xảy ra, nhà trường đã đưa các em đi cấp cứu tại bệnh viện Bưu Điện. Sau 30 phút chụp chiếu, kiểm tra toàn thân, kết quả cho thấy em Đại chỉ bị thương nhẹ, gia đình đã xin cho Đại xuất viện.

Trường hợp Hoàng Anh do bị gãy xương đùi phải và một số chấn thương khác nên các bác sĩ bệnh viện Bưu Điện đã cho chuyển lên tuyến trên.

Chỗ lan can bị sập mới được vá lại vào sáng 22-12

Trưa 22-12, có mặt tại bệnh viện Việt Đức, chúng tôi chứng kiến cảnh Hoàng Anh nằm bất động, chân phải bị nẹp định vị, không cử động được. Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Đỗ Đình Thành, 48 tuổi, bố em Hoàng Anh cho biết: 17h ngày 21-12, đang làm việc tại cơ quan thì được người nhà thông báo là cháu bị ngã, về tới nơi mới biết tai nạn của con mình ở mức độ khủng khiếp. “Ngã từ tầng ba xuống mà chỉ bị gãy xương đùi thì đúng là phúc nhà tôi còn lớn”, ông Thành nói.

Cháu Hoàng Anh nằm bất động tại Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Việt Đức.

Trong vài ngày tới cháu Hoàng Anh sẽ phải phẫu thật để đóng đinh xương đùi, ông Thành cho biết. Cũng theo ông Thành, từ khi vụ tai nạn xảy ra các cô giáo ở trường tiểu học Định Công liên tục có mặt để động viên cháu và gia đình, ngoài ra phía đơn vị thi công khu nhà cũng có mặt và lo toàn bộ chi phí cho Hoàng Anh kể từ lúc cháu nhập viện.

Các phụ huynh được hỏi đều rất bất bình và bức xúc trước sự việc này. Ông Nguyễn Trọng Trường, ở tổ 5A phường Định Công nói: Sự việc xảy ra đúng lúc tan trường nên những người có con học tại đây đều hoảng hốt, việc sập lan can khiến hai cháu Đại và Hoàng Anh bị thương là điều rất đáng tiếc, trách nhiệm này thuộc về đơn vị xây lắp công trình.

"Chẳng hiểu thiết kế, thi công kiểu gì mà lại dùng loại gạch “trơn như mỡ” ra lát hành lang, đến người lớn đi còn muốn ngã nữa là đám “nhất quỷ nhì ma”. Tôi thấy về chất lượng, công trình này có vấn đề", ông Trường nói.

Sụt lún đe dọa nhà cao tầng Hà Nội


Sụt lún đe dọa nhà cao tầng Hà Nội
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, phễu hạ thấp mực nước ở Hà Nội liên tục mở rộng về diện tích, hạ thấp về độ sâu và bao trùm toàn bộ các quận nội thành và hai huyện ngoại thành. Đi cùng với đó là hiện tượng sụt lún bề mặt diễn ra ở nhiều khu vực. Đây được xem là hai tai biến kỹ thuật địa môi trường đô thị mà Hà Nội đang phải đối mặt.


Khu vực Thành Công có độ lún nhiều và có xu hướng tăng mỗi năm. Ảnh: Đàm Duy

Nguy cơ cao


Theo PGS-TSKH Trần Mạnh Liểu (Trung tâm Nghiên cứu đô thị - ĐH Quốc gia Hà Nội), Hà Nội hiện có khoảng 150 ngôi nhà từ 2 đến 6 tầng có tổng độ lún vượt quá cho phép 2-5 lần, tức là vượt quá 15-40cm. Khoảng 50 nhà bị lún nghiêm trọng cần phải đầu tư sửa chữa ngay. Đây là hệ quả của tình trạng hầu hết các công trình đều được thiết kế trên móng nông, đặt trên nền tự nhiên hoặc san lấp, khi gặp những khu vực có khả năng chịu tải của nền rất thấp như Thành Công, Giảng Võ, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai... thì khả năng lún sụt là không tránh khỏi.

Cách đây gần 20 năm, các trạm quan trắc lún mặt đất tại Hà Nội bắt đầu được xây dựng. Các số liệu đo từ đó tới nay cho thấy, lún bề mặt đất là rất rõ ràng. Khu vực Ngọc Hà, Mai Dịch có giá trị lún không đáng kể, chỉ là 1,3mm/năm và có xu hướng ổn định. Tuy nhiên, khu vực Lương Yên, Hạ Đình có độ lún trung bình khoảng 11-18mm/năm. Khu vực Pháp Vân, Thành Công có độ lún lên đến 23-38mm/năm và lún bề mặt có xu hướng tăng 1-2mm mỗi năm.

Thống kê của Trung tâm Nghiên cứu đô thị cũng cho thấy, phễu hạ thấp mực nước ngầm ở Hà Nội hiện là khoảng 305km2 và tăng bình quân 8,6km2/năm. Có tình trạng này là do mực nước dưới đất bị suy giảm nghiêm trọng. Tại các bãi giếng Yên Phụ, Lương Yên, do được bổ sung từ nước sông Hồng nên tốc độ suy giảm mực nước là khoảng 0,2-0,4m/năm. Trong khi đó, các bãi giếng xa sông (Mai Dịch, Ngọc Hà, Hạ Đình), tốc độ giảm mực nước từ 0,3-0,8m/năm. Mực nước dưới đất sâu nhất ở Hà Nội hiện nay là ở trung tâm bãi giếng Hạ Đình khi cách mặt đất 36,5m. Mực nước hạ thấp làm gia tăng khả năng thấm nước và ô nhiễm từ trên xuống do nước thải sinh thoạt và công nghiệp, nước từ các bãi rác cũ. Đây là thực trạng mà khu vực Tây Nam Hà Nội (khi chưa mở rộng địa giới) đã và đang phải đối mặt.

Các nhà khoa học cho rằng, sụt lún đang làm mất đi sự chính xác của toàn bộ số liệu về độ cao tuyệt đối, vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thiết kế thi công công trình xây dựng; và là "cánh tay nối dài" cho hiện tượng ngập lụt đô thị. Ngoài ra, việc hạ thấp mực nước ngầm tiềm ẩn mối nguy cơ lớn về việc sẽ gây biến dạng, đổ vỡ các công trình xây dựng.

Thận trọng khi thiết kế công trình xây dựng

Theo GS-TSKH Lê Đức An (Viện Địa lý, Viện KHCN Việt Nam), Hà Nội nằm trên đới đứt gãy sông Hồng, là nơi xảy ra quá trình trượt bằng, tách giãn và sụt lún mạnh mẽ, tạo võng kiến tạo dạng địa hào - đó chính là trũng Hà Nội... Vị trí của Hà Nội cũng tạo ra khó khăn nhất định, cụ thể là có chế độ động đất vào loại mạnh so với vùng khác.

PGS-TSKH Trần Mạnh Liểu cho biết thêm, cấu trúc nền địa chất khu vực Hà Nội bất đồng nhất và phức tạp nên việc thiết kế, thi công các công trình xây dựng cần phải lưu tâm. Bằng chứng là gần đây, một số công trình xây dựng ở khu vực Tây Nam Hà Nội gặp sự cố do hiện tượng ma sát âm chưa được xét đến khi thiết kế. Hiện tượng này xuất hiện khi tốc độ lún của đất cao hơn tốc độ lún của móng cọc, làm cho ma sát giữa cọc - đất phát sinh theo chiều hướng đi xuống, tăng tải trọng tác dụng lên cọc, gây giảm khả năng chịu tải của cọc móng.

Để giảm thiểu tình trạng này cần phải sử dụng vật liệu làm cọc có cường độ cao đóng lên lớp đất cứng; sử dụng biện pháp thi công thích hợp bằng cách hạ cọc trong lỗ khoan dẫn và sử dụng vữa bentonite để cách ly thân cọc với đất nền; vật liệu sử dụng để xử lý bề mặt thân cọc là bitum asphalt. Ngoài ra, để giảm thiểu các tai biến địa kỹ thuật môi trường do khai thác nước ngầm, hệ thống nhà máy khai thác nước ngầm nên thiết kế ở khu vực Từ Liêm, Tây Hồ và ven sông Hồng.

Quá trình sụt lún, suy giảm tầng nước ngầm không ngừng diễn ra, không thể quan sát bằng mắt thường và hậu quả chưa phát tác ngày một, ngày hai. Chính điều này tạo ra sự chủ quan trong cộng đồng thời gian qua. Nhà cao tầng mọc lên như nấm nhưng vì nhiều lý do, chủ nhân mua chúng không hề biết, không được cảnh báo là đang sở hữu một tài sản lớn ở khu vực được đánh giá có nền đất yếu. Mặt khác, các nhà cao tầng xây trên nền đất yếu vẫn đang được thi công, thậm chí nhà đầu tư còn thay đổi giấy phép để xin nâng tầng cho hàng loạt các đơn nguyên nhưng vẫn được đồng ý.

Cách đây khoảng 6 năm, Hà Nội đã bỏ nhiều tiền để xây dựng một bản đồ chi tiết phân vùng nền đất yếu, trong đó chỉ rõ khu vực có nguy cơ cao về sụt lún. Tuy nhiên, lời cảnh báo của các nhà khoa học dường như đang rơi vào im lặng.
source
http://www.vietnamnet.vn/vn/kinh-te/4031/sut-lun-de-doa-nha-cao-tang-ha-noi.html

Thursday 2 December 2010

'Chúng tôi từng cảnh báo nguy cơ tai nạn từ những chiếc cửa sổ'


'Chúng tôi từng cảnh báo nguy cơ tai nạn từ những chiếc cửa sổ'

Bà Hoàng Thị Kim Thanh, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa trả lời VnExpress.net sau việc bệnh nhân 13 tháng tuổi tử vong vì rơi từ tầng 4. Giám đốc Bệnh viện cho rằng, chưa thể trả lời về trách nhiệm vì "không chứng kiến lúc sự việc xẩy ra".
> Bệnh nhi 13 tháng rơi từ tầng 4 xuống đất

Tối ngày 1/12, bé Hiếu, 13 tháng tuổi trong khi đang điều trị tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện nhi Thanh Hoá đã rơi từ tầng 4 xuống đất và tử vong sau đó hơn một giờ.

Tòa nhà 7 tầng (nơi bé gặp nạn), ban đầu được thiết kế dành cho Khu hành chính, Khoa dược, Khoa khám bệnh và Điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, do các khu nhà khác đang trong quá trình xây dựng, trong khi số lượng bệnh nhân lại quá đông nên Bệnh viện đã kê thêm giường tại tòa nhà này để điều trị cho bệnh nhân.

Hầu hết số phòng điều trị bệnh nhân thuộc tòa nhà 7 tầng (nơi xảy ra vụ tai nạn thương tâm tối 1/12) không có chấn song bảo vệ. Ảnh: Lê Hoàng.

Về vấn đề khu nhà không có chấn song cửa, ông Lê Tất Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: "Bệnh viện đã kiến nghị lên Ban quản lý dự án thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh nhiều lần nhưng chưa thấy trả lời". Tuy nhiên, Bệnh viện lại không xuất trình được văn bản kiến nghị lên cấp trên.

Bác sỹ Hoàng Thị Kim Thanh, Phó giám đốc Bệnh viện này cho biết: “Số phòng điều trị trong tòa nhà xảy ra tai nạn là chưa đủ chuẩn để làm phòng điều trị... Chúng tôi từng cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn tai nạn từ những chiếc cửa sổ nhưng nhiều lúc do bệnh nhân quá đông nên không thể kiểm soát nổi”.

Khi được hỏi đến trách nhiệm liên quan trong cái chết của cháu bé, Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: “Tất cả phải chờ cơ quan điều tra, vì lúc xảy ra sự việc chúng tôi không chứng kiến".

Ông Lê Hữu Uyển, Đại diện sở Y tế Thanh Hoá làm việc với cơ quan báo chí. Ảnh: Lê Hoàng.

Đại diện Sở Y tế Thanh Hoá, ông Lê Hữu Uyển, Trưởng phòng Nghiệp vụ y cũng cho biết: “Chúng tôi đã chỉ đạo Bệnh viện nhi báo cáo cụ thể về vụ việc, đồng thời cảnh báo đến toàn bộ bệnh nhân, người nhà cũng như các y bác sỹ trong bệnh viện để nâng cao cảnh giác”.

"Vấn đề kê giường bệnh là đúng thiết kế, cơ bản là cửa sổ không có chấn song. Những vấn đề tiếp theo cần phải chờ cơ quan chức năng điều tra làm rõ”, ông Uyển nhấn mạnh.

Bệnh viện nhi Thanh Hoá là một trong 4 bệnh viện nhi được đánh giá cao trong hệ thống bệnh viện nhi toàn quốc. Bệnh viện này đi vào hoạt động từ 1/9/2007 với thiết kế khoảng 350 giường bệnh.

Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hoá đang tiếp tục làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Lê Hoàng

source

http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2010/12/3BA23BAD/

Bệnh nhi 13 tháng rơi từ tầng 4 xuống đất

Đang nô đùa trên giường bệnh tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, bé trai 13 tháng tuổi bất ngờ trèo qua thành cửa sổ, nơi không có chắn song sắt bảo vệ, và rơi xuống đất. Cháu bé chết sau đó một giờ.
> Bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 5 chung cư / Bé trai 4 tuổi rơi từ tầng 11

Tai nạn xảy ra khoảng 20h ngày 1/12 tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá (phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá). Nạn nhân là cháu trai 13 tháng tuổi, trú tại phường Trường Thi.

Bé đã bất tỉnh sau khi rơi xuống đất. Dù được đưa ngay sang Khoa cấp cứu, nhưng cháu đã tử vong sau đó hơn một giờ.

Chiếc giường được đặt quá sát của sổ không có chấn song bảo vệ khiến cháu bé vô tình bước qua rồi rơi xuống đất. Ảnh: Lam Sơn.

Anh Sơn, cha ruột của bé, kể lại vào thời điểm trên, vợ anh cùng người giúp việc đang trông con tại phòng điều trị ở tầng 4 của toà nhà cao 7 tầng thuộc Bệnh viện nhi Thanh Hoá thì cháu trèo lên thành cửa sổ chơi rồi bất ngờ ngã xuống đất.

Nhiều nhân chứng tại phòng số 4 cho biết, do giường bệnh được kê sát với thành cửa sổ (khoảng cách từ sàn giường đến bậu cửa chỉ 40 cm), trong khi cửa sổ lại không có chấn song bảo vệ, nên khi trẻ vui đùa có thể dễ dàng bước qua.

Trước đó ngày 28/11, cháu bé được người nhà đưa đến Bệnh viện nhi Thanh Hoá để điều trị bệnh viêm đường hô hấp.

Vụ việc đang được cơ quan công an điều tra.

Lam Sơn

source

http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2010/12/3BA23B24/