Friday, 30 July 2010

Sạt lở quốc lộ ngày một dữ dội


Sạt lở quốc lộ ngày một dữ dội
Cập nhật lúc 8:32:51 PM - 27/07/2010

w-satloquoclo1.jpg


Những vết nứt chạy dài trên QL91A qua Cần Thơ - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


Thảo Nguyên/Viễn Đông

Dòng sông Hậu biến đổi thất thường, do bàn tay con người gây nên. Như đã tường thuật trong những bài trước, ghe tàu chạy gây sóng lớn nhiều hơn, khai thác cát lậu cũng nhiều hơn, nạn lấy đất ven sông tràn lan. Và khi Trung Cộng xây đập lấy nước ở thượng nguồn sông Mêkông, mực nước sông xuống thấp, gây nên tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng dữ dội. Nhiều con đường quốc lộ ven các con sông lớn bị sạt lở triền miên. Tình trạng “chắp vá” sạt lở xem như bỏ tiền biếu quan và bà thủy.

Quốc lộ 1A đi qua tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau có vô số điểm sạt lở, có khi sập cả một bên đường, khiến nhiều nơi phải mở đường lấn vào bên trong. Phía bên lở thì được đóng cột cừ tràm xây bờ kè, nhưng cũng qua một mùa mưa là đường tiếp tục lở. Nhiều cây cầu bị sạt lở phải bỏ phế để xây cầu mới. Những công trình chống sạt lở thường không theo một quy trình kỹ thuật căn bản nào, nên đường sá luôn luôn bị nạn kẹt xe. Mùa nắng thì bụi ngập đầu, mùa mưa thì sình bùn tung tóe. Hơn thế nữa, nhiều con đường bị cong quẹo do người ta tự ý đào đường, dẫn lối, gây nên nhiều tai nạn chết người.


w-satloquoclo2.jpg


Mặc dù đã nhiều lần xây kè như đường vẫn lở - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


w-satloquoclo4.jpg


Sạt lở ven tỉnh lộ ở Đồng Tháp - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


Trong lúc đó, Quốc lộ 91A băng qua địa phận thành phố Cần Thơ, Kiên Giang và tỉnh An Giang, nhất là đoạn qua quận Ô Môn, Thốt Nốt, tình trạng sạt lở đã làm biến dạng con đường, nhiều xe khách do tránh xe gắn máy và người đi đường đã lao xuống kinh rạch, làm thiệt mạng nhiều người. Quanh năm suốt tháng, người dân thấy các công trình xây bờ kè bê tông, nhưng có nơi vừa làm xong phải phá bỏ làm lại vì bị sạt lở. Tình trạng thi công cầm chừng theo kiểu chờ tiền nhỏ giọt khiến cho việc đi lại của người dân vô cùng khó khăn. Tai nạn giao thông xảy ra liên tục vì các đơn vị thi công làm việc vô ý thức, cũng không có nhân viên kiểm soát bảo đảm phẩm chất và sự an toàn tối thiểu. Không có rào chắn quanh công trình. Cũng không có bảng báo cho người dân biết mà tránh ra.

Vào mùa khô khi dòng kinh rạch cạn kiệt, người dân ai nấy xuống kinh đào lấy đất làm nền nhà, trồng rau màu, làm lối đi, thậm chí có những nơi lấy đất đắp lò thủ công… Xe lớn xe nhỏ tranh nhau chạy lấn lề lấn đường, nên sạt lở là điều không thể tránh khỏi.

Rạng sáng 22-3, hơn 70 thước Quốc lộ 91 tại ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, Châu Phú (An Giang) bất ngờ bị sụp hoàn toàn xuống sông Hậu. Giao thông giữa các tỉnh trong vùng qua con đường này bị ách tắc, ảnh hưởng dây chuyền. Hàng chục ngôi nhà phải tháo dỡ, di dời khẩn cấp khỏi vùng nguy hiểm. Đoạn đường sạt lở dài gần 400 thước. Dưới địa điểm sạt lở về phía hạ nguồn, có một hố sâu khoảng 20 thước, rộng 60 thước, cách bờ khoảng 30 thước, chạy dài và tạo áp lực dòng chảy ngày càng lấn sát quốc lộ 91.

Còn địa điểm sạt lở trên Quốc lộ 91 tại khu vực tại xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, An Giang cho đến nay đã lên tới hơn 110 thước, lại mới xuất hiện thêm vết nứt dài khoảng 2 thước, hướng về thượng nguồn (Châu Đốc). Tiếp sau đó, vào đầu tháng 6-2010 lại thêm một vụ sạt lở lớn nữa xảy ra cách khu vực sạt lở trước vài chục thước. Khoảng 50 thước đường nhựa rớt xuống sông, lở sâu vào đất liền hơn 15 thước. Nhiều nhà dân và một số lò làm gạch lại phải chạy lánh nạn. Nguyên nhân dẫn đến vụ sạt lở này là do 3 hố xoáy ngày càng xoáy sâu vào đất liền làm cho bờ sông gần như dựng đứng, có nơi tạo thành hàm ếch dẫn đến sạt lở.

Các chuyên gia địa phương nhận định rằng đoạn bờ sạt lở nằm ngay đoạn sông cong hẹp, thắt nút cổ chai nên thủy lực lớn ép sát, xoáy vào bờ sông phía quốc lộ. Theo quy luật chung của dòng chảy, tới đây các hố xoáy sẽ xoáy thành một dãy và nạn sạt lở sẽ xảy ra theo một đường dài, rất khó ngăn chặn.

Quả là chuyện lớn khi ngày càng có quá nhiều con đường quốc lộ độc đạo như từ Sài Gòn về Cà Mau và từ Cần Thơ đi An Giang, Kiên Giang bị sạt lở. Tình trạng giao thông “hỗn loạn” ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt hàng ngày của người dân trong vùng.


w-satloquoclo5.jpg


Sạt lở QL91A ở xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


w-satloquoclo8.jpg


Xe vận tải lao xuống kinh do đường bị sạt lở - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

source

Vien Dong Daily

Wednesday, 28 July 2010

Thí nghiệm nén tĩnh cọc


Thí nghiệm nén tĩnh cọcSửa đổi

Từ Kết Cấu Wiki

Mục lục

[hiện]

sửa Mục đích của thí nghiệm:

Sơ đồ nén tĩnh cọc[1]
Kết quả nén tĩnh tại Ever Fortune Plaza[2]

Thí nghiệm nén tĩnh cọc dùng để xác định sức chịu tải của cọc và thiết lập biểu đồ quan hệ tải trọng biến dạng[3] Thử tải đơn thuần là tìm kiếm những thông số nhằm xác định tính ổn định của nền đất, độ rung, lún, sức chịu tải của cột tính đàn hồi... Những số liệu thu thập được trong giai đoạn này sẽ là cơ sở để các kỹ sư xây dựng tính toán kết cấu móng nền cho công trình. [4]

sửa Phương pháp thí nghiệm:

Nén nhanh (thời gian gia tải không đổi; gia tải nhanh; tốc độ chuyển vị không đổi) hoặc giữ tải từng cấp theo chu kỳ[3]

[sửa] Các yêu cầu chung

  • Gồm cả hai trường hợp kéo và nén
  • Tiến hành tại địa điểm có địa chất tiêu biểu, trước thi công hay trong quá trình thi công.
  • Việc quan sát thí nghiệm và đánh giá kết quả phải là cán bộ chuyên môn có nhiếu kinh nghiệm thực hiện.[5]

[sửa] Yêu cầu kỹ thuật công tác thử tải trọng tĩnh.

  • Loại cọc được sử dụng
  • Phương pháp gia tải
  • Yêu cầu về sức chịu tải của hệ thông gia tải.
  • Chuyển vị lớn nhất đầu cọc dự kiến, phù hợp với hệ thống gia tải và hệ thống quan trắc.
  • Thời gian nghỉ của cọc sau khi thi công và hai lần gia tải.
  • Các yêu cầu khác[5]

sửa Cấp tải thử

Chọn Pthử tốt nhất là làm sao với cấp tải đó cọc đã bị tuột thì như thế sẽ phản ánh trung thực hơn môi trường làm việc của đất nện từ đó tính chính xác hơn Pgh đất nền.

Theo 1 số tài liệu [6]

  • Theo TCXDVN 269:2002; Pmax=2.5 Ptk
  • Theo ASTM D 1143, LCLP(pháp)(Cẩm nang Địa Kỹ Thuật của Trần Văn Việt): Pmax=2Ptk
  • Theo tài liệu GSTS Nguyễn Văn Đạt: Pmax=3 Ptk

Hiện nay, nhiều báo cáo thí nghiệm thử tĩnh rất ít thấy hiện tương cọc bị tuột 10%d khi ở cấp tải Pthử max.Do đó khi Pmax=2.5 Ptk có lẽ số liệu Pgh đất nền ra chưa được chính xác lắm vì chưa đạt trạng thái giới hạn của đất.

sửa Hệ thống gia tải

  • Nếu dùng neo đất để hình thành hệ thống gia tải cọc, cánh neo cách ít nhất 5 lần đường kính cọc kể từ mặt bên cọc.[5]

[sửa] Sử dụng đối trọng để nén tĩnh

Thông thường sử dụng các đối trọng bằng khối bê tông cốt thép.

[sửa] Sử dụng neo để nén tĩnh

Trong một số trường hợp mặt bằng chật hẹp,không dùng được cẩu và khối bê tông làm đối trọng có thể sử dụng 04 cọc neo để thí nghiệm nén tĩnh kiểm tra sức chịu tải. Hình ảnh thí nghiệm nén tĩnh cọc D350, gia tải bằng hệ neo 4 cọc D350 chịu nhổ tại Hà Nội:[1]

Neo bằng cọc nhồi BTCT D=350
Thí nghiệm nén tĩnh cọc sử dụng neo tại nhà máy đạm Ninh Bình

sửa Quy trình thí nghiệm:

Theo TCXDVN 269:2002 ,ASTM D1143-81 hoặc theo các tiểu chuẩn riêng do Tư vấn thiết kế quy định

Tiêu chuẩn TCXDVN 269:2002 “Cọc - Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục” quy định phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục áp dụng cho cọc đơn thẳng đứng, cọc đơn xiên không phụ thuộc kích thước và phương pháp thi công (đóng, ép, khoan thả, khoan dẫn, khoan nhồi…). [3]

Trong tiêu chuẩn TCXDVN 269:2002 có đưa ra 2 khái niệm : Nén cọc thăm dò (nén phá hoại 250%-300%)và nén cọc kiểm tra (nén không phá hoại <=200%). Với nén phá hoại thì ta biết được sức chịu tải giới hạn thực của cọc theo vật liệu hoặc đất nền dựa vào biến dạng theo các lý thuyết khác nhau. Còn nén không phá hoại thì chúng ta phải chấp nhận khái niệm về điểm phá hoại qui ước theo các qui định của tiêu chuẩn để đưa ra sức chịu tải tính toán, thiên về an toàn nên lấy biến dạng toàn bộ.

[sửa] Thứ tự các bước thực hiện:

  1. Gia công đầu cọc và đặt hệ kích
  2. Cắt tẩy đầu cọc đến phần bê tông đặc chắc, tạo phẳng bề mặt
  3. Lắp đặt hệ kích và căn chỉnh
  4. Gia cố nền và lắp đặt gối đỡ, dàn tải trọng
  5. Lắp đặt dầm chính, dầm phụ, lắp đặt đối trọng
  6. Lắp đặt hệ đồng hồ đo chuyển vị, lắp đặt máy trắc đạc (nếu có yêu cầu)
  7. Lắp đặt hệ bơm, đồng hồ thuỷ lực
  8. Gia tải theo quy trình và ghi chép số liệu hiện trường

[sửa] Báo cáo kết quả thí nghiệm:

  1. Tên, vị trí công trình
  2. Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế/giám sát, nhà thầu thi công cọc, đơn vị thí nghiệm
  3. Hồ sơ cọc thí nghiệm
  4. Số liệu ghi chép hiện trường
  5. Biểu đồ quan hệ tải trọng và độ lún
  6. Biểu đồ quan hệ tải trọng, độ lún và thời gian
  7. Các nhận xét trong đó có đưa ra tải trọng giới hạn theo De Beer, Chin[3]

[sửa] Khả năng đáp ứng chuyển dịch lớn nhất của đầu cọc. [5]

  • Chuyển dịch trên thông thường lấy khoảng 15% chiều dài cọc cộng với biến dạng đàn hối cọc cộng chuyển vị cho phép của hệ thống gia tải (thiết bị đo với độ chính xác 0.1 mm).
  • Chuyển vị cho phép của hệ gia tải: 25 mm đối với cọc neo, 100mm khi dùng hệ dầm chất tải.
  • Có khả năng gia tải và giảm tải trong khoảng 10 (25 kN.
  • Có khả năng gia tải tối thiểu là 6 giờ.

[sửa] Biến dạng đàn hồi thân cọc

Trong thí nghiệm nén tĩnh cần xét tới biến dạng đàn hồi bản thân cọc nhồi. Biến dạng đàn hồi bản thân cọc nhồi xác định như sau:

math

Trong đó:

  • Hệ số k là hệ số giảm tính nén co của cọc do cọc nằm trong môi trường đất đá khác so với công thức tính nén của thanh dầm mô tả trong SBVL. Hệ số này thay đổi tùy theo sự làm việc của cọc: cọc chống k= 1; ma sát k= 0.5; vừa chống vừa ma sát k= 0.67 là hệ số xét đén độ giảm lực dọc theo chiều dài thân cọc do lực ma sát thân cọc.

Ví dụ, nếu cọc được gia tải tới 1000T làm việc vừa chống vừa ma sát k= 0.67 với độ lún tổng sau 2 chu kỳ gia tải là 30mm thì lún của nền đất dưới mũi cọc[7] [2]

math

[sửa] Qui trình gia tải [5]

  • Cọc được nén theo từng cấp, tính tăng của tải trọng thiết kế. Tải trọng được tăng lên cấp mới nếu sau 1 giờ quan trắc độ lún của cọc nhỏ hơn 0.20 mm và giảm dần sau mỗi lần đọc trong thời gian trên.
  • Tại cấp tải 100% được giữ tải 6 giờ có thể giảm tải về 0% để quan trắc độ lún đàn hồi và độ lún dư tương ứng với cấp tải trọng thiết kế.
  • Ghi chép cẩn thận trong khi đọc thí nghiệm và các hiện tượng lạ. Nếu có thể họp các thành viên trong nhóm để đưa ra giải pháp hợp lý cho từng hiện tượng lạ.
  • Kết luận về kết quả thử tải.

Sức chịu tải cho phép của cọc có thể rút ra từ thí nghiệm này:

  • Thời gian nghỉ giữa thi công và thử cọc phải thoả: Cường độ vật liệu khi gia cố đầu cọc phải chịu được cường độ gia tải mà không phá hoại; Thời gia nghỉ từ khi thi công đến lúc gia tải đối với đất dính, bụi là 7 ngày và có khi lên đến 4 tuần.[5]
Bảng thời gian tác dụng các cấp tải trọng
% Tải trọng thiết kế Thời gian giữ tải tối thiểu
25

50

75

100

75

50

25

0

100

125

150

125

100

75

50

25

0

1h

1h

1h

1h

10 phút

10 phút

10 phút

10 phút

6 h

1h

6h

10 phút

10 phút

10 phút

10 phút

10 phút

1h

Thí nghiệm nén tĩnh nên tiến hành trước khi thiết kế móng để không thay đổi các thông số của móng cọc nhiều, làm ảnh hưởng đến giá thành công trình và có thời gian giải quyết các sự cố nếu có tránh hiện tượng phải dừng tiến độ thi công hàng tháng để giải quyết vấn đề này.

sửa Thiết bị thí nghiệm

sửa Xem thêm

sửa Tham khảo

  1. 1,0 1,1 Thí nghiệm cho cọc bored pile tại http://www.ketcau.com
  2. 2,0 2,1 Xác định SCT cọc dựa theo kết quả nén tĩnh tại http://www.ketcau.com
  3. 3,0 3,1 3,2 3,3 Thí nghiệm nén tĩnh cọc nền tại http://adcomconsult.vn
  4. Thử tải, một công đoạn không thể thiếu trong xây dựng tại http://www.moc.gov.vn
  5. 5,0 5,1 5,2 5,3 5,4 5,5 Một số phương pháp đánh giá khả năng chịu tải của cọc
  6. thảo luận về thí nghiệm nén tĩnh tại http://www.ketcau.com
  7. Móng cọc - Phân tích và thiết kế - Vũ Công Ngữ; Nguyễn Thái(Trang 131 và 199)

sửa Liên kết ngoài



Rate this article:

source
http://vi.ketcau.wikia.com/wiki/Th%C3%AD_nghi%E1%BB%87m_n%C3%A9n_t%C4%A9nh_c%E1%BB%8Dc

Thursday, 22 July 2010

Petronas Twin Tower Dimensions


Petronas Twin Tower Dimensions

Petronas Twin TowerPetronas Twin Tower Dimensions

Petronas Twin Tower has 88 storeys and its entire height is 452 meters above the level of the street. The total surface area of the land where the building stands is 3.7 million square feet or 341,760 square meters. The location of the famous skybridge of Petronas Twin Tower is at levels 41 and 42 and the whole length of the bridge is 58.4 meters. The skybridge is about 170 meters in height above the level of the street.

Each tower of the building has 29 double-deck high speed passenger lifts that serves as the vertical transportation for people going in and out of the structure. Each tower also has ten escalators aside from the vertical lifts present.

Petronas Twin Tower has used 65,000 square meters of stainless steel cladding in the construction. The vision glass being used is about 77,000 square meters. The volume of concrete used in the superstructures of the building totals to 160,000 cubic meters. The weight of steel used for the trusses, beams, and reinforcements is about 36,910 tonnes.

When it comes to the foundation of Petronas Twin Tower, the contractors use 4.5 meters or 15 feet thick raft that holds 13,200 cubic meters of reinforced concrete in grade 60. The foundation under each tower is estimated to weigh 32,550 tonnes and it is being supported by 104 barette piles with length ranging from 60 to 115meters.

Petronas Twin Tower Description

The design of the floor-plate of the building is being based on geometric patterns that are very common in the Islamic heritage architecture. It is made up of two rotated and overlaid squares with small spherical infills. The architects of the building described these geometric patterns to be a symbol of harmony, unity, rationality, and stability. All of these virtues are significant in the principles of Islam belief.

Similar to the design inside the building, the design of the entrance to Petronas Twin Tower is also inspired by the great cultural heritage of the country of Malaysia. Designers have incorporated the contemporary Malaysian motifs that were modified through the traditional handicrafts made by the people like timber carvings and songket. Petronas Twin Tower has the complete personality of being high-tech and international but uniquely Malaysian.

The skybridge of Petronas Twin Tower is a significant functional element in the building that links the two towers in order to assist in the movement of people going from one tower to the other. This double-decked skybridge have joined the sky lobbies of each tower to one another at levels 41 and 42 of the building.