Sunday, 26 December 2010

Lào Cai: sạt lở đất vùi lấp Nhà máy thủy điện Sử Pán 2


Chủ Nhật, 26/12/2010, 17:37 (GMT+7)

Lào Cai: sạt lở đất vùi lấp Nhà máy thủy điện Sử Pán 2

TTO - Vụ sạt lở xảy ra lúc 20g ngày 25-12, tại xã Bản Hồ (Sa Pa, Lào Cai) đã vùi lấp một phần Nhà máy thủy điện Sử Pán 2 (công suất 34,5MW của Công ty cổ phần thủy điện Sông Đà- Hoàng Liên), suối Mường Hoa đoạn chảy qua thôn Bản Hồ và làm biến dạng dòng suối.

Đất cát vùi lấp nhà máy thủy điện

Khoảng 40.000 m3 đất đá từ cao độ 618 của Nhà máy thủy điện Nậm Toóng, công suất 34 MW, do Công ty cổ phần thủy điện Sa Pa làm chủ đầu tư, đã sạt lở trôi xuống Nhà máy thủy điện Sử Pán 2.

Theo anh Nguyễn Thành Huế, công nhân bảo vệ ngủ tại nhà máy khi xảy ra sự cố, đột nhiên nghe thấy tiếng nổ lớn, toàn bộ tường đầu hồi nhà máy đổ sập, đất đá tràn tung tóe vào trong nhà máy, vùi lấp tổ máy số 3 và các thiết bị rơle, bảng điều khiển trung tâm...

Ông Nguyễn Thanh Kim, tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Sông Đà - Hoàng Liên, cho biết hiện Nhà máy thủy điện Sử Pán 2 đã lắp đặt xong tổ máy 1 và stato tổ máy số 2, đang thi công van cầu của tổ máy số 3. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ phát điện vào cuối năm nay, tuy nhiên sự cố sạt lở đất phá hủy nhiều thiết bị, thiệt hại hàng trăm tỉ đồng nên sẽ phải chậm tiến độ điện lên lưới.

Ngày 26-12, cảnh sát môi trường đã phối hợp với các cơ quan chức năng xác định cụ thể thiệt hại, làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của bên gây ra sự cố.

Một số ảnh về Nhà máy thủy điện Sử Pán 2 bị vùi lấp:

Tin, ảnh: HỒNG THẢO

source

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/417611/Lao-Cai%C2%A0sat-lo-dat-vui-lap-Nha-may-thuy-dien-Su-Pan-2.html

Saturday, 25 December 2010

Hà Nội: Đổ lan can, hai học sinh lớp ba thoát chết


Hà Nội: Đổ lan can, hai học sinh lớp ba thoát chết

Dân Việt - 16h30 chiều 21-12, một tai nạn đã xảy ra ở trường tiểu học Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội khi lan can tầng ba của trường bị đổ khiến hai học sinh lớp 3E rơi từ tầng ba xuống đất.

Bà Trịnh Linh Chi, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu Định Công cho biết: “Tan buổi học chiều 21-12, trong lúc xếp hàng chuẩn bị ra về, hai học sinh do đùa nghịch với nhau va vào lan can tầng ba và rơi xuống đất”.

Phần nối giữa hai toà nhà nơi xảy ra tai nạn dù mới xây nhưng đã nứt toác.

Khi chúng tôi tỏ ý muốn tìm hiểu thông tin về họ tên học sinh bị nạn, tên giáo viên chủ nhiệm, tên đơn vị thi công công trình…, bà Trịnh Linh Chi đều từ chối cung cấp với lý do “bận tiếp đoàn kiểm tra chuyên ngành”. Qua tìm hiểu được biết, hai học sinh bị ngã là Hoàng Anh và Đại là học sinh lớp 3E.

Nhiều học sinh vẫn hồn nhiên qua lại chỗ lan can được che đậy một cách sơ sài.

Theo bà Chi, ngay sau khi tai nạn xảy ra, nhà trường đã đưa các em đi cấp cứu tại bệnh viện Bưu Điện. Sau 30 phút chụp chiếu, kiểm tra toàn thân, kết quả cho thấy em Đại chỉ bị thương nhẹ, gia đình đã xin cho Đại xuất viện.

Trường hợp Hoàng Anh do bị gãy xương đùi phải và một số chấn thương khác nên các bác sĩ bệnh viện Bưu Điện đã cho chuyển lên tuyến trên.

Chỗ lan can bị sập mới được vá lại vào sáng 22-12

Trưa 22-12, có mặt tại bệnh viện Việt Đức, chúng tôi chứng kiến cảnh Hoàng Anh nằm bất động, chân phải bị nẹp định vị, không cử động được. Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Đỗ Đình Thành, 48 tuổi, bố em Hoàng Anh cho biết: 17h ngày 21-12, đang làm việc tại cơ quan thì được người nhà thông báo là cháu bị ngã, về tới nơi mới biết tai nạn của con mình ở mức độ khủng khiếp. “Ngã từ tầng ba xuống mà chỉ bị gãy xương đùi thì đúng là phúc nhà tôi còn lớn”, ông Thành nói.

Cháu Hoàng Anh nằm bất động tại Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Việt Đức.

Trong vài ngày tới cháu Hoàng Anh sẽ phải phẫu thật để đóng đinh xương đùi, ông Thành cho biết. Cũng theo ông Thành, từ khi vụ tai nạn xảy ra các cô giáo ở trường tiểu học Định Công liên tục có mặt để động viên cháu và gia đình, ngoài ra phía đơn vị thi công khu nhà cũng có mặt và lo toàn bộ chi phí cho Hoàng Anh kể từ lúc cháu nhập viện.

Các phụ huynh được hỏi đều rất bất bình và bức xúc trước sự việc này. Ông Nguyễn Trọng Trường, ở tổ 5A phường Định Công nói: Sự việc xảy ra đúng lúc tan trường nên những người có con học tại đây đều hoảng hốt, việc sập lan can khiến hai cháu Đại và Hoàng Anh bị thương là điều rất đáng tiếc, trách nhiệm này thuộc về đơn vị xây lắp công trình.

"Chẳng hiểu thiết kế, thi công kiểu gì mà lại dùng loại gạch “trơn như mỡ” ra lát hành lang, đến người lớn đi còn muốn ngã nữa là đám “nhất quỷ nhì ma”. Tôi thấy về chất lượng, công trình này có vấn đề", ông Trường nói.

Sụt lún đe dọa nhà cao tầng Hà Nội


Sụt lún đe dọa nhà cao tầng Hà Nội
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, phễu hạ thấp mực nước ở Hà Nội liên tục mở rộng về diện tích, hạ thấp về độ sâu và bao trùm toàn bộ các quận nội thành và hai huyện ngoại thành. Đi cùng với đó là hiện tượng sụt lún bề mặt diễn ra ở nhiều khu vực. Đây được xem là hai tai biến kỹ thuật địa môi trường đô thị mà Hà Nội đang phải đối mặt.


Khu vực Thành Công có độ lún nhiều và có xu hướng tăng mỗi năm. Ảnh: Đàm Duy

Nguy cơ cao


Theo PGS-TSKH Trần Mạnh Liểu (Trung tâm Nghiên cứu đô thị - ĐH Quốc gia Hà Nội), Hà Nội hiện có khoảng 150 ngôi nhà từ 2 đến 6 tầng có tổng độ lún vượt quá cho phép 2-5 lần, tức là vượt quá 15-40cm. Khoảng 50 nhà bị lún nghiêm trọng cần phải đầu tư sửa chữa ngay. Đây là hệ quả của tình trạng hầu hết các công trình đều được thiết kế trên móng nông, đặt trên nền tự nhiên hoặc san lấp, khi gặp những khu vực có khả năng chịu tải của nền rất thấp như Thành Công, Giảng Võ, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai... thì khả năng lún sụt là không tránh khỏi.

Cách đây gần 20 năm, các trạm quan trắc lún mặt đất tại Hà Nội bắt đầu được xây dựng. Các số liệu đo từ đó tới nay cho thấy, lún bề mặt đất là rất rõ ràng. Khu vực Ngọc Hà, Mai Dịch có giá trị lún không đáng kể, chỉ là 1,3mm/năm và có xu hướng ổn định. Tuy nhiên, khu vực Lương Yên, Hạ Đình có độ lún trung bình khoảng 11-18mm/năm. Khu vực Pháp Vân, Thành Công có độ lún lên đến 23-38mm/năm và lún bề mặt có xu hướng tăng 1-2mm mỗi năm.

Thống kê của Trung tâm Nghiên cứu đô thị cũng cho thấy, phễu hạ thấp mực nước ngầm ở Hà Nội hiện là khoảng 305km2 và tăng bình quân 8,6km2/năm. Có tình trạng này là do mực nước dưới đất bị suy giảm nghiêm trọng. Tại các bãi giếng Yên Phụ, Lương Yên, do được bổ sung từ nước sông Hồng nên tốc độ suy giảm mực nước là khoảng 0,2-0,4m/năm. Trong khi đó, các bãi giếng xa sông (Mai Dịch, Ngọc Hà, Hạ Đình), tốc độ giảm mực nước từ 0,3-0,8m/năm. Mực nước dưới đất sâu nhất ở Hà Nội hiện nay là ở trung tâm bãi giếng Hạ Đình khi cách mặt đất 36,5m. Mực nước hạ thấp làm gia tăng khả năng thấm nước và ô nhiễm từ trên xuống do nước thải sinh thoạt và công nghiệp, nước từ các bãi rác cũ. Đây là thực trạng mà khu vực Tây Nam Hà Nội (khi chưa mở rộng địa giới) đã và đang phải đối mặt.

Các nhà khoa học cho rằng, sụt lún đang làm mất đi sự chính xác của toàn bộ số liệu về độ cao tuyệt đối, vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thiết kế thi công công trình xây dựng; và là "cánh tay nối dài" cho hiện tượng ngập lụt đô thị. Ngoài ra, việc hạ thấp mực nước ngầm tiềm ẩn mối nguy cơ lớn về việc sẽ gây biến dạng, đổ vỡ các công trình xây dựng.

Thận trọng khi thiết kế công trình xây dựng

Theo GS-TSKH Lê Đức An (Viện Địa lý, Viện KHCN Việt Nam), Hà Nội nằm trên đới đứt gãy sông Hồng, là nơi xảy ra quá trình trượt bằng, tách giãn và sụt lún mạnh mẽ, tạo võng kiến tạo dạng địa hào - đó chính là trũng Hà Nội... Vị trí của Hà Nội cũng tạo ra khó khăn nhất định, cụ thể là có chế độ động đất vào loại mạnh so với vùng khác.

PGS-TSKH Trần Mạnh Liểu cho biết thêm, cấu trúc nền địa chất khu vực Hà Nội bất đồng nhất và phức tạp nên việc thiết kế, thi công các công trình xây dựng cần phải lưu tâm. Bằng chứng là gần đây, một số công trình xây dựng ở khu vực Tây Nam Hà Nội gặp sự cố do hiện tượng ma sát âm chưa được xét đến khi thiết kế. Hiện tượng này xuất hiện khi tốc độ lún của đất cao hơn tốc độ lún của móng cọc, làm cho ma sát giữa cọc - đất phát sinh theo chiều hướng đi xuống, tăng tải trọng tác dụng lên cọc, gây giảm khả năng chịu tải của cọc móng.

Để giảm thiểu tình trạng này cần phải sử dụng vật liệu làm cọc có cường độ cao đóng lên lớp đất cứng; sử dụng biện pháp thi công thích hợp bằng cách hạ cọc trong lỗ khoan dẫn và sử dụng vữa bentonite để cách ly thân cọc với đất nền; vật liệu sử dụng để xử lý bề mặt thân cọc là bitum asphalt. Ngoài ra, để giảm thiểu các tai biến địa kỹ thuật môi trường do khai thác nước ngầm, hệ thống nhà máy khai thác nước ngầm nên thiết kế ở khu vực Từ Liêm, Tây Hồ và ven sông Hồng.

Quá trình sụt lún, suy giảm tầng nước ngầm không ngừng diễn ra, không thể quan sát bằng mắt thường và hậu quả chưa phát tác ngày một, ngày hai. Chính điều này tạo ra sự chủ quan trong cộng đồng thời gian qua. Nhà cao tầng mọc lên như nấm nhưng vì nhiều lý do, chủ nhân mua chúng không hề biết, không được cảnh báo là đang sở hữu một tài sản lớn ở khu vực được đánh giá có nền đất yếu. Mặt khác, các nhà cao tầng xây trên nền đất yếu vẫn đang được thi công, thậm chí nhà đầu tư còn thay đổi giấy phép để xin nâng tầng cho hàng loạt các đơn nguyên nhưng vẫn được đồng ý.

Cách đây khoảng 6 năm, Hà Nội đã bỏ nhiều tiền để xây dựng một bản đồ chi tiết phân vùng nền đất yếu, trong đó chỉ rõ khu vực có nguy cơ cao về sụt lún. Tuy nhiên, lời cảnh báo của các nhà khoa học dường như đang rơi vào im lặng.
source
http://www.vietnamnet.vn/vn/kinh-te/4031/sut-lun-de-doa-nha-cao-tang-ha-noi.html

Thursday, 2 December 2010

'Chúng tôi từng cảnh báo nguy cơ tai nạn từ những chiếc cửa sổ'


'Chúng tôi từng cảnh báo nguy cơ tai nạn từ những chiếc cửa sổ'

Bà Hoàng Thị Kim Thanh, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa trả lời VnExpress.net sau việc bệnh nhân 13 tháng tuổi tử vong vì rơi từ tầng 4. Giám đốc Bệnh viện cho rằng, chưa thể trả lời về trách nhiệm vì "không chứng kiến lúc sự việc xẩy ra".
> Bệnh nhi 13 tháng rơi từ tầng 4 xuống đất

Tối ngày 1/12, bé Hiếu, 13 tháng tuổi trong khi đang điều trị tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện nhi Thanh Hoá đã rơi từ tầng 4 xuống đất và tử vong sau đó hơn một giờ.

Tòa nhà 7 tầng (nơi bé gặp nạn), ban đầu được thiết kế dành cho Khu hành chính, Khoa dược, Khoa khám bệnh và Điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, do các khu nhà khác đang trong quá trình xây dựng, trong khi số lượng bệnh nhân lại quá đông nên Bệnh viện đã kê thêm giường tại tòa nhà này để điều trị cho bệnh nhân.

Hầu hết số phòng điều trị bệnh nhân thuộc tòa nhà 7 tầng (nơi xảy ra vụ tai nạn thương tâm tối 1/12) không có chấn song bảo vệ. Ảnh: Lê Hoàng.

Về vấn đề khu nhà không có chấn song cửa, ông Lê Tất Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: "Bệnh viện đã kiến nghị lên Ban quản lý dự án thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh nhiều lần nhưng chưa thấy trả lời". Tuy nhiên, Bệnh viện lại không xuất trình được văn bản kiến nghị lên cấp trên.

Bác sỹ Hoàng Thị Kim Thanh, Phó giám đốc Bệnh viện này cho biết: “Số phòng điều trị trong tòa nhà xảy ra tai nạn là chưa đủ chuẩn để làm phòng điều trị... Chúng tôi từng cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn tai nạn từ những chiếc cửa sổ nhưng nhiều lúc do bệnh nhân quá đông nên không thể kiểm soát nổi”.

Khi được hỏi đến trách nhiệm liên quan trong cái chết của cháu bé, Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: “Tất cả phải chờ cơ quan điều tra, vì lúc xảy ra sự việc chúng tôi không chứng kiến".

Ông Lê Hữu Uyển, Đại diện sở Y tế Thanh Hoá làm việc với cơ quan báo chí. Ảnh: Lê Hoàng.

Đại diện Sở Y tế Thanh Hoá, ông Lê Hữu Uyển, Trưởng phòng Nghiệp vụ y cũng cho biết: “Chúng tôi đã chỉ đạo Bệnh viện nhi báo cáo cụ thể về vụ việc, đồng thời cảnh báo đến toàn bộ bệnh nhân, người nhà cũng như các y bác sỹ trong bệnh viện để nâng cao cảnh giác”.

"Vấn đề kê giường bệnh là đúng thiết kế, cơ bản là cửa sổ không có chấn song. Những vấn đề tiếp theo cần phải chờ cơ quan chức năng điều tra làm rõ”, ông Uyển nhấn mạnh.

Bệnh viện nhi Thanh Hoá là một trong 4 bệnh viện nhi được đánh giá cao trong hệ thống bệnh viện nhi toàn quốc. Bệnh viện này đi vào hoạt động từ 1/9/2007 với thiết kế khoảng 350 giường bệnh.

Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hoá đang tiếp tục làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Lê Hoàng

source

http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2010/12/3BA23BAD/

Bệnh nhi 13 tháng rơi từ tầng 4 xuống đất

Đang nô đùa trên giường bệnh tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, bé trai 13 tháng tuổi bất ngờ trèo qua thành cửa sổ, nơi không có chắn song sắt bảo vệ, và rơi xuống đất. Cháu bé chết sau đó một giờ.
> Bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 5 chung cư / Bé trai 4 tuổi rơi từ tầng 11

Tai nạn xảy ra khoảng 20h ngày 1/12 tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá (phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá). Nạn nhân là cháu trai 13 tháng tuổi, trú tại phường Trường Thi.

Bé đã bất tỉnh sau khi rơi xuống đất. Dù được đưa ngay sang Khoa cấp cứu, nhưng cháu đã tử vong sau đó hơn một giờ.

Chiếc giường được đặt quá sát của sổ không có chấn song bảo vệ khiến cháu bé vô tình bước qua rồi rơi xuống đất. Ảnh: Lam Sơn.

Anh Sơn, cha ruột của bé, kể lại vào thời điểm trên, vợ anh cùng người giúp việc đang trông con tại phòng điều trị ở tầng 4 của toà nhà cao 7 tầng thuộc Bệnh viện nhi Thanh Hoá thì cháu trèo lên thành cửa sổ chơi rồi bất ngờ ngã xuống đất.

Nhiều nhân chứng tại phòng số 4 cho biết, do giường bệnh được kê sát với thành cửa sổ (khoảng cách từ sàn giường đến bậu cửa chỉ 40 cm), trong khi cửa sổ lại không có chấn song bảo vệ, nên khi trẻ vui đùa có thể dễ dàng bước qua.

Trước đó ngày 28/11, cháu bé được người nhà đưa đến Bệnh viện nhi Thanh Hoá để điều trị bệnh viêm đường hô hấp.

Vụ việc đang được cơ quan công an điều tra.

Lam Sơn

source

http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2010/12/3BA23B24/

Thursday, 25 November 2010

Hé mở nguyên nhân thảm họa ở Campuchia


25/11/2010 07:01:13

- Ngày 24/11, kết quả điều tra sơ bộ về thảm họa vừa qua ở thủ đô Phnom Penh đã được công bố.

TIN LIÊN QUAN


Theo kết quả điều tra của Ủy ban phụ trách điều tra thảm họa, gồm các bộ trưởng và các quan chức thành phố, việc cây cầu dẫn vào đảo Đảo Ngọc bắt đầu rung lắc, khiến đám đông khoảng 7.000-8.000 người có mặt trên cầu hoảng loạn và giẫm đạp lên nhau để thoát thân.

Cây cầu tang tóc

Việc nhiều người không biết cây cầu rung lắc là điều bình thường đã khiến cho tâm lý đám đông hoang mang và hoảng sợ. Vì sợ cây cầu sẽ sập, họ cố tìm cách bỏ chạy và nhiều người đã nhảy xuống sông để thoát thân.

Trung tướng Sok Phal, Phó Giám đốc Cảnh sát quốc gia và là Phó Chủ tịch Ủy ban điều tra thảm họa, cho biết do người dân không biết đây là cầu treo nên khi cầu rung lắc, một số người đã hô hoán là cầu sắp sập khiến đám đông hoảng loạn và xô đẩy nhau dẫn đến thảm kịch này.

Ông Sok Phal cũng khẳng định các nạn nhân chết là do ngạt thở và bị giẫm đạp, không có dấu hiệu của điện giật hay khủng bố.

Trà My (Tổng hợp)

source

http://bee.net.vn/channel/1987/201011/Nguyen-nhan-dan-toi-tham-hoa-o-Campuchia-Cau-rung-lac-1780214/

Hé lộ nguyên nhân thảm họa giẫm đạp kinh hoàng tại Campuchia

Dân Việt - Một nhân chứng người Việt may mắn thoát chết kể lại, gần 23 giờ đêm 22-11 có một vụ đánh nhau giữa hai nhóm thanh niên trên đảo Kim Cương dẫn đến hỗn loạn...


Trong buổi chiều 23-11, các thành viên Ban chấp hành Hội người Việt tại Phnom Penh đã chia nhau đi khắp bốn bệnh viện lớn của thủ đô để tìm người Việt gặp nạn nhưng rất khó khăn vì số lượng người nhập viện quá đông.

Hiện 8 quận, huyện của thủ đô Phnom Penh vẫn chưa có con số thống kê chính thức về số nạn nhân thiệt mạng, các tỉnh thành lân cận cũng chưa có con số chính thức, tuy nhiên số người chết hiện đã lên tới 413 người.

Theo một nguồn tin riêng của Dân Việt, số người thiệt mạng sẽ tăng lên trong vài ngày tới vì số người mất tích do rơi xuống sông vẫn chưa được tìm thấy. Nhiều người bị thương đang nằm trong các bệnh viện với tình trạng nguy kịch.

Theo Hội người Việt Nam tại Campuchia, danh sách nạn nhân gốcViệt dự đoán sẽ còn nhiều hơn con số hiện tại do lễ hội này thu hút rất đông người Việt tham gia. Ước tính có khoảng một triệu người đã tham gia lễ hội vào tối qua, 22-11.

Một nhân chứng người Việt may mắn thoát chết kể lại, gần 23 giờ đêm 22-11 có một vụ đánh nhau giữa hai nhóm thanh niên trên đảo Kim Cương. Thực ra đây chỉ là một cồn đất nhỏ, nằm tách biệt với đất liền bởi con kênh rộng khoảng 20m.

Trong lúc hỗn chiến, một nhóm bị thua, phải tháo chạy. Do đường ra đảo là hai cầu dây, rộng khoảng 5m, dài khoảng 30m (gồm một chiều ra, một chiều vào) nhưng nhóm thanh niên bị truy đuổi đã lao luôn vào lối đi ngược chiều.

Nhiều tiếng la hét “cầu sập, cầu sập” - được ước đoán có thể do nhóm thanh niên tháo chạy la lên để “mở đường” đã vang lên trong lúc lượng người ở cả hai cầu đều rất đông nên gây hoảng loạn.

Tất cả các phía đều hỗn loạn, hàng ngàn người đã dồn cục trên cầu và chết thảm.

Thông tin ban đầu, con kênh phân cách đảo Kim Cương mực nước khá cạn nhưng do lượng người bị thương rơi xuống va đập lẫn nhau nên bất tỉnh và tử vong do ngộp nước khá lớn…

Saturday, 20 November 2010

Phú Yên: Mưa lũ làm sập kè, thiệt hại hàng trăm triệu đồng


Phú Yên: Mưa lũ làm sập kè, thiệt hại hàng trăm triệu đồng

Dân Việt - Do ảnh hưởng mưa lũ, mái kè bờ Nam nằm ở hạ lưu sông Đà Rằng, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên, đã bị sập một đoạn dài khoảng hơn 70 mét.

Tại hiện trường, toàn bộ mái kè đã bị nước lũ tràn qua. Nguyên nhân ban đầu là do khu vực đất nền bên trong kè thuộc dự án Thành phố Sáng Tạo thấp hơn so với đỉnh kè nên khi nước lũ tràn qua đã tạo dòng xoáy vào mái kè, dẫn đến sập.

Trưởng ban quản lý dự án thủy lợi Phú Yên, đại diện chủ đầu tư ông Lê Văn Hương, cho biết, nếu chỉ xây dựng hệ thống kè mà không xây dựng đồng bộ đường giao thông dọc tuyến kè và không san lấp mặt bằng đất nền khu đô thị thuộc dự án Thành phố Sáng Tạo Nam ngang với đỉnh kè thì hệ thống kè sẽ không đảm bảo an toàn.

Hiện nay, chênh lệch giữa đỉnh kè với nền khu đô thị từ 1,5 đến 3 mét. Ước thiệt hại ban đầu khoảng 250 triệu đồng.

Mái kè bờ Nam thuộc gói thầu số 6, xây dựng bờ kè dài 1.100 mét đã nghiệm thu đưa vào sử dụng từ tháng 10-2009. Sau đó không đầy một tháng, kè đã bị sập một đoạn dài 416 mét do trận lũ lụt năm ngoái và trong tháng Mười vừa qua đã đầu tư hơn 600 triệu đồng để sửa chữa, chưa được nghiệm thu đã bị sập lần thứ hai.

Được biết, đến nay dự án Thành phố Sáng Tạo vẫn còn nằm trên giấy nên nếu lũ tiếp tục xảy ra thì hệ thống kè bờ Nam có khả năng sẽ chịu ảnh hưởng.

Thursday, 18 November 2010

Thủy điện xả nước, Phú Yên lại ngập nặng


Thủy điện xả nước, Phú Yên lại ngập nặng

(Dân Việt) - Hôm qua trong khi lũ tại Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi giảm thì tại Bình Định, Phú Yên, người dân lại lo lắng vì lũ lên lại...

Khẩn trương khôi phục sau lũ

Người dân ven sông Ba (Phú Yên) lại phải chạy lũ. (Ảnh chụp chiều 18-11).

Đến chiều 18-11, mưa lũ ở Quảng Nam không còn căng thẳng. Tỉnh này đã có 9 người chết, 2 người mất tích. Đường Hồ Chí Minh qua địa bàn huyện Phước Sơn bị sạt lở nhiều điểm, gây ách tắc giao thông. Cầu Đen (huyện Điện Bàn) bị sụt lún nghiêm trọng, các phương tiện vẫn chưa qua lại được. Trên tỉnh lộ huyện Bắc Trà My lên Nam Trà My vẫn còn bị chia cắt, gây cô lập nhiều vùng. Ngày 18-11 là ngày thứ 6, hơn 25.000 dân của huyện núi cao Nam Trà My bị cô lập do mưa lũ.

Tại xã Trà Mai của huyện này, lũ đã làm sụp đổ, hư hại nặng 10 nhà dân và nhiều công sở, như Viện Kiểm sát, nhà cộng đồng tránh lũ... Nhiều ngôi nhà bị đất đá vùi lấp hoàn toàn. Chị Hồ Thị Mười (thôn 2) vừa dựng được ngôi nhà chưa đầy 1 năm thì lũ đã phá tan hoang. “Năm ngoái nhà em ở trên kia bị sạt lở nên làm xuống đây, chừ lại bị vùi lấp, mất hết, mẹ con em không biết sẽ sống như thế nào đây”-chị Mười nghẹn ngào.

Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão T.Ư cho biết, tính đến ngày 18-11, mưa lũ ở các tỉnh miền Trung đã làm 27 người chết và mất tích, thiệt hại tài sản ước tính lên tới hàng nghìn tỷ đồng.(Nguyễn Đình)

Tại Quảng Ngãi, mưa lũ đã làm hơn 10.000 ngôi nhà bị ngập trong nước lũ. Sau nhiều ngày vật lộn với các trận lũ chồng lên nhau, ngày 18-11, người dân sơ tán đã trở về dọn vệ sinh môi trường, dựng lại nhà cửa.

Tỉnh Quảng Ngãi huy động lực lượng tỏa về các địa phương để giúp dân khắc phục hậu quả. Cùng ngày, nhiều tổ chức, đoàn thể trong và ngoài tỉnh cũng đã chuyển hàng đến cứu trợ người dân vùng lũ. T.Ư Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hỗ trợ cho tỉnh 400 thùng hàng gồm đồ dùng nấu ăn, chăn màn, áo ấm…

Trong ngày 18-11, hơn 25.000 học sinh và thầy cô giáo của 250 trường bị ngập ở tỉnh này đã trở lại trường dọn dẹp bùn đất, lau chùi bàn ghế để sớm trở lại việc dạy và học.

Thủy điện xả lũ, lũ lại lên

Ngày 18-11, Phú Yên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Mực nước các sông ở Phú Yên lên nhanh. Các hồ thủy điện trên địa bàn lại xả lũ với tổng lưu lượng gần 4.000m3/giây.

Trong đó sông Ba Hạ xả 2.855m3/giây; Krông HNăng (bậc trên của thủy điện Sông Ba Hạ) 120m3/giây; Sông Hinh 1.000m3/giây, làm cho mực nước các sông lên nhanh xấp xỉ trên dưới báo động cấp II. Riêng sông Kỳ Lộ tại Hà Bằng vượt trên báo động III.

Hiện đã có 8 xã phía Bắc huyện Tuy An bị nước chia cắt và ngập cục bộ. Tuyến đường ĐT650 đoạn qua xã An Định và cầu Lò Gốm xã An Thạch ngập 0,8 - 1,2m, làm tê liệt hoàn toàn hoạt động giao thông tại đây.

Ngoài ra, nước cũng đã tràn vào hơn 130 nhà dân ở vùng trũng thấp thuộc các xã An Định, An Dân, An Cư và thị trấn Chí Thạnh (huyện Tuy An) từ 0,3 - 0,5m. Tại huyện Đồng Xuân, phải sơ tán hàng trăm hộ dân ở xã Xuân Quang 3; xóm Giữa (thị trấn La Hai), Tân Long (Xuân Sơn Nam)...

Ngày 18-11, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ và các bộ, ngành đã thăm và chỉ đạo khắc phục lũ lụt tại Thừa Thiên- Huế. Phó Thủ tướng cho rằng, mặc dù lũ không lớn nhưng thiệt hại về người ở tỉnh quá nhiều. Phó Thủ tướng gửi lời chia buồn đến những gia đình có người thiệt mạng do lũ, đồng thời đề nghị tỉnh Thừa Thiên- Huế kiểm điểm trách nhiệm các địa phương để xảy ra chết người để rút kinh nghiệm. (An Sơn)

Hà Nội: Mặt cầu Thanh Trì bị xô, lún kéo dài


Hà Nội: Mặt cầu Thanh Trì bị xô, lún kéo dài 18/11/2010 06:40
(VTC News) - Được đưa vào sử dụng từ tháng 6/2009, nhưng đến nay mới qua 18 tháng khai thác, mặt cầu Thanh Trì đã bị lún nhiều điểm. Những vệt lún ngày càng sâu, có nơi sâu hơn 10cm và kéo dài hơn 1km trên mặt cầu.

Những chiếc ô tô cũng nhấp nhô theo những nhịp lượn sóng của rãnh lún
trên mặt cầu.


Ghi nhận của PV VTC News tại hiện trường cho thấy, những vệt lún xuất hiện từ Km 160+870 và kéo dài đến hết cầu Thanh Trì. Làn đường theo hướng từ Gia Lâm về Hà Nội những vệt lún xuất hiện nối tiếp nhau và chia mặt đường thành 2 rãnh lớn với độ sâu lên đến 10cm, bề ngang của vết lún rộng hơn 1m.

Làn đường ngược lại theo hướng từ Hà Nội đi Gia Lâm cũng có hiện tượng lún, xô mặt đường. Nhiều đoạn, thảm nhựa bị xô lệch tạo thành những gợn "sóng" trên mặt cầu.

Càng tiến về chính giữa mặt cầu, những vệt lún xuất hiện càng rõ. Vệt lún hoằm xuống xô khối bê tông giữa đường nhô lên tạo thành những “con mương” lớn giữa mặt cầu.

Chiều 17/11, lượng phương tiện lưu thông trên cầu Thanh Trì rất đông. Nhiều xe ô tô khi đi vào những đoạn đường bị lún đã bị rung lắc mạnh. Cả thân xe cũng bị nhấp nhô theo những nhịp lượn sóng trên mặt cầu, dập lên dập xuống phát ra những tiếng động đặc biệt lớn. Theo quan sát của PV VTC News, khi lưu thông qua các đoạn đường bị hư hại, nhiều phương tiện trọng tải lớn đã "né" làn và đi vào phần đường dành cho xe máy.

Anh Hoàng Tiến Minh (36 tuổi), trú tại Quán Toan, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, lái xe container đi từ hướng Gia Lâm về Hà Nội khi đến giữa cầu đã phải bất thình lình dừng xe để xuống kiểm tra. Anh Minh cho biết: “Đi đến đây, đột nhiên tôi thấy xe rung lắc mạnh, cứ ngỡ xe bị làm sao nên phải xuống để kiểm tra. Hóa ra mặt cầu tại đây nhấp nhô kinh khủng nên khi xe trèo lên những gờ của vệt lún thì xe đã bị chao đảo”.

Lái xe tải 5 tấn, Nguyễn Văn Hùng, trú tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, người thường xuyên đi qua cầu Thanh Trì bức xúc nói: “Những vệt lún trên cầu càng ngày càng sâu và kéo dài so với trước đây. Nếu lái xe đi mà không để ý rất dễ mất lái và đi sang phần đường của xe khác và tai nạn cũng rất dễ xảy ra. Thật là nguy hiểm!”

Một người bán hàng dưới dốc phía Bắc cầu Thanh Trì (địa phận Gia Lâm) cho biết: “Vào buổi tối, nhiều xe máy đi không để ý đã lọt xuống rãnh lún, mất lái, bị ngã xuống đường. Những hôm trời mưa, xe máy và ô tô vừa đi vừa đánh võng trên đường”.

Trước đó, những vệt lún đầu tiên trên mặt cầu Thanh Trì đã được phát hiện vào tháng 10/2009, ngay khi cầu mới được đưa vào khai thác khoảng 3 tháng. Đến ngày 12/10/2009, Ban Quản lý Dự án Thăng Long đã cho nhà thầu tiến hành sửa chữa những vết lún đó. Nhưng cho đến nay, các vệt lún lại bắt đầu xuất hiện trở lại với tình trạng sâu hơn và kéo dài hơn so với lần lún đầu.

Trao đổi về VTC News vấn đề này, ông Phạm Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc của Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết, hiện Ban quản lý dự án vẫn thường xuyên theo dõi các vệt lún ở trên cầu. Ban đã thuê Công ty Tư vấn công nghệ thiết bị và Kiểm định xây dựng (Bộ Giao thông vận tải) tiến hành khoan tại những nơi xuất hiện lún để lấy mẫu phân tích. Dự kiến, đến giữa tháng 12/2010, việc phân tích này mới hoàn thành và khi đó mới xác định được nguyên nhân khiến mặt cầu Thanh Trì bị lún.

Chiều 17/11, PV VTC News ghi lại một số hình ảnh cầu Thanh Trì đang bị lún:

Bằng mắt thường đã có thể nhìn thấy những rãnh sâu do những vệt lún tạo ra trên mặt cầu Thanh Trì.
Ba vị trí được khoan trên những điểm lún trên mặt cầu để lấy mẫu nhựa bê tông đưa đi phân tích.
Những rãnh lún nhìn rõ hơn khi đặt một thanh ngang mặt cầu.
Những vệt lún xuất hiện ở khắp cây cầu.
Có nơi lún sâu hơn 10 cm.
Một gờ nhựa đường nổi lên giữa hai rãnh lún cao sát gầm xe máy.
Chiếc cặp bị dốc xuống khoảng 45 độ so với mặt đường.
Xe máy lảo đảo, nghiêng ngả khi trèo lên những gờ nổi trên cầu.
Nhiều ô tô đã bỏ làn đường đi sang phần đường của xe máy.

Quang Tùng
source
http://vtc.vn/2-269043/xa-hoi/ha-noi-mat-cau-thanh-tri-bi-xo-lun-keo-dai.htm

Thursday, 11 November 2010

Công trình thoát nước TP HCM chưa sử dụng đã lạc hậu


Thứ năm, 11/11/2010, 10:46 GMT+7

Công trình thoát nước TP HCM chưa sử dụng đã lạc hậu

Nhiều chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực thủy lợi cho rằng hệ thống thoát nước của thành phố được đầu tư xây dựng hàng ngàn tỷ đồng tuy chưa được đưa vào sử dụng đồng bộ nhưng đã có nguy cơ bị lạc hậu.

Thời gian gần đây, khi những cơn mưa to cộng với triều cường lịch sử, tình trạng ngập lụt tại TP HCM đang diễn biến phức tạp, tăng cả về mực nước và thời gian ngập. Những nguyên nhân được lý giải là do san lấp kênh rạch tràn lan, thi công cẩu thả, tăng dân số... và quan trọng là hệ thống thoát nước đô thị yếu kém, chắp vá quá tải do được xây dựng cách đây hơn 40 năm.

Nắm bắt được vấn đề, năm 2001, thành phố đã vay vốn Ngân hàng Thế giới nhằm cải tạo, làm mới hệ thống thoát nước, giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng. Từ đó, hàng loạt dự án thoát nước lớn với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng ra đời như: Vệ sinh môi trường nước TP lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè; Cải thiện môi trường nước kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi Tẻ; Nâng cấp đô thị… Qua kiểm tra, Trung tâm điều hành chống ngập thành phố kết luận các dự án đang thực hiện theo kiểu “rùa bò”, chưa đem lại hiệu quả dù đã hoàn thành 80% trong khi vốn đầu tư liên tục đội lên.

Dự án
Dự án "rùa" vẫn tiếp tục hành dân. Ảnh: An Hội

Dù các dự án này chưa hoàn tất, nhưng các chuyên gia lo ngại nó đã lạc hậu, không đáp ứng được hiệu quả. Mỗi khi có mưa lớn, triều cường hoặc kết hợp cả hai là hệ thống thoát nước tại thành phố gần như bị “vô hiệu hóa”, ngập lụt diễn ra ở nhiều tuyến đường, gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

PGS - TS Nguyễn Minh Hòa, Trưởng bộ môn Đô thị học (Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn) nhận định: “Dự án xây dựng cách đây đã 10 năm rồi, khi đó khí hậu không khắc nghiệt như bây giờ. Ví dụ như triều cường lên đỉnh cao lơn, lượng mưa lớn hơn rất nhiều…. Ngoài ra khi đó thành phố dân còn ít, hiện nay dân số toàn thành phố đã tăng lên gần gấp đôi, điều đó đồng nghĩa với việc nước thải sinh hoạt sẽ tăng mà cống nước vẫn không thay đổi”.

Cụ thể, Dự án cải thiện môi trường nước do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) khảo sát thiết kế, kỳ vọng sẽ chữa trị căn bệnh ngập nước cho thành phố. Nhưng cách tính mực nước ngập của JICA chưa hợp lý. Thiết kế dựa trên đỉnh triều cường cao nhất tại sông Sài Gòn là 1,29 m, có khả năng chịu được lượng mưa tối đa khoảng 90 mm (trong trường hợp hai năm mới xảy ra một lần)… Ở khu vực Tàu Hũ - Kênh Đôi, mực nước ngập khi có triều cường lên đến trên 1,5 m nhưng theo quy hoạch của JICA chỉ có 1,32 m... Đối với việc dự báo biến đổi khí hậu, nước biển dâng hầu như không được đề cập trong dự án.

Hay như Dự án vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè trải rộng trên diện tích 33 km2 sẽ được lắp đặt hệ thống gồm 72 km cống hộp, cống tròn các loại để bổ sung, thay thế cho hệ thống cống hiện hữu và gần 9 km cống bao. Trong đó, tiết diện cống hộp lớn nhất có khả năng "chịu tải" được lượng mưa tối đa khoảng 90 mm với tần suất 50% (tức 2 năm mới xảy ra với lượng mưa như vậy một lần)...

Nhưng liên tiếp từ đầu tháng 10 đã có hàng loạt những cơn mưa lớn có lượng cao nhất tới 124 mm kết hợp với triều cường đã khiến Sài Gòn mênh mông nước, gây ngập tới gần 75 điểm... Trong khi đó, tình hình triều cường đang ngày càng diễn biến phức tạp. Trước năm 1999, đỉnh triều cao nhất trên sông Sài Gòn là 1,36m, năm 2007 là 1,49m, đến 2008 mức đỉnh triều lên tới 1,54m và đến năm nay nước đỉnh đã lên tới 1,56 đạt kỷ lục nhất 51 năm. Nhiều chuyên gia cho rằng, nước triều cường vẫn tiếp tục tăng những năm tới.

Người dân TP HCM biết bao giờ mới hết khỏ vì ngập.
Người dân TP HCM biết bao giờ mới hết khỏ vì ngập. Ảnh: An Hội

Ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng chống ngập - Trung tâm điều hành chống ngập nước TP HCM cũng xác nhận, hiện nay hệ thống thoát nước của thành phố rơi vào tình trạng lạc hậu nên thường xuyên bị quá tải, nhất là vào thời điểm triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ngập nặng.

Cũng theo ông Long, dự án xây dựng cống thoát nước từ năm 2001. Những chiếc cống được lắp đặt vào thời điểm đó chỉ phù hợp với triều cường đỉnh khoảng 1,32m. Còn hiện nay đỉnh triều cường lên tới gần 1,6m và kết hợp mưa lớn nên cống thoát nước không thể vận hành kịp.

Ông Nguyễn Phước Thảo, giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố cũng từng nhìn nhận, các dự án lớn đang triển khai được thiết kế trong điều kiện diễn biến khí hậu chưa phức tạp. Thiết kế cống chính có khả năng thoát nước đối với những cơn mưa có lượng khoảng 85 mm với tần suất tràn cống hai hoặc ba năm xuất hiện một lần. Nhưng hiện nay những cơn mưa trên 100 mm xảy ra thường xuyên hơn thì đương nhiên năng lực cống không thể đáp ứng nổi. Vì vậy để giải quyết triệt để ngập trong điều kiện của biến đổi khí hậu chúng ta phải nhượng bộ, tức xây dựng hồ điều tiết để làm giảm gia tăng của hệ số chảy tràn khi có mưa lớn.

“Thành phố không thể liên tục đào cống lên rồi đặt xuống, chỉ có gần 3 năm lô cốt mà người dân đã khổ rồi. Biết là đã lạc hậu rồi nhưng vẫn phải làm cho xong, cho đồng bộ vì dự án cũng đã phê duyệt rồi? Mà khi làm xong cũng không thể giải quyết được thoát nước, người dân phẫn phải chấp nhận cảnh ngập lụt”, tiến sĩ Hòa nói.

An Hội

source

http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/11/3BA22C69/

Wednesday, 1 September 2010

Sập công trình trung tâm thương mại ở Phú Mỹ Hưng


Sập công trình trung tâm thương mại ở Phú Mỹ Hưng

8h sáng nay, nhiều công nhân đang làm việc ở tầng 1 Trung tâm thương mại Crescent bên trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng (phường Tân Phú, quận 7, TP HCM) thì bất ngờ sàn bêtông đổ sập.

Tại hiện trường, sàn tầng một mới đổ bêtông đã bị sập xuống với diện tích khoảng 200 m2. Sắt, bêtông nằm ngổn ngang khắp nơi, lọt xuống cả khu vực tầng hầm.

Khu vực sàn bêtông bị sập. Ảnh: An Nhơn.

Lực lượng cứu hộ của Sở cảnh sát Phòng cháy chữa cháy đã có mặt tại hiện trường. Sau gần 2 giờ tìm kiếm, lực lượng cứu hộ xác định không có người ở dưới khu vực bị sập

Theo nhân chứng, lúc đó có hàng chục công nhân đang thi công ở trên sàn bị sập. “Một tiếng ầm vang lên kinh hoàng, bụi bay mịt mù. Tôi thấy nhiều người từ bên trong chạy ra hoảng loạn”, một công nhân đang thi công ở công trình đối diện kể lại.

Công nhân trong công trình sau vụ tai nạn. Ảnh: An Nhơn.

Dự án Trung tâm Thương mại Crescent khởi công năm 2009, dự kiến cuối năm 2011 hoàn thành, bao gồm 3 hầm và 6 tầng, chủ đầu tư là công ty Phú Mỹ Hưng. Với vị trí đắc địa đối diện Hồ Bán Nguyệt và thiết kế đạt chuẩn quốc tế, Trung tâm Thương mại Crescent được kỳ vọng là điểm giải trí, mua sắm và ẩm thực hấp dẫn.

An Nhơn

source

http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/09/3BA1FEB9/

Friday, 30 July 2010

Sạt lở quốc lộ ngày một dữ dội


Sạt lở quốc lộ ngày một dữ dội
Cập nhật lúc 8:32:51 PM - 27/07/2010

w-satloquoclo1.jpg


Những vết nứt chạy dài trên QL91A qua Cần Thơ - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


Thảo Nguyên/Viễn Đông

Dòng sông Hậu biến đổi thất thường, do bàn tay con người gây nên. Như đã tường thuật trong những bài trước, ghe tàu chạy gây sóng lớn nhiều hơn, khai thác cát lậu cũng nhiều hơn, nạn lấy đất ven sông tràn lan. Và khi Trung Cộng xây đập lấy nước ở thượng nguồn sông Mêkông, mực nước sông xuống thấp, gây nên tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng dữ dội. Nhiều con đường quốc lộ ven các con sông lớn bị sạt lở triền miên. Tình trạng “chắp vá” sạt lở xem như bỏ tiền biếu quan và bà thủy.

Quốc lộ 1A đi qua tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau có vô số điểm sạt lở, có khi sập cả một bên đường, khiến nhiều nơi phải mở đường lấn vào bên trong. Phía bên lở thì được đóng cột cừ tràm xây bờ kè, nhưng cũng qua một mùa mưa là đường tiếp tục lở. Nhiều cây cầu bị sạt lở phải bỏ phế để xây cầu mới. Những công trình chống sạt lở thường không theo một quy trình kỹ thuật căn bản nào, nên đường sá luôn luôn bị nạn kẹt xe. Mùa nắng thì bụi ngập đầu, mùa mưa thì sình bùn tung tóe. Hơn thế nữa, nhiều con đường bị cong quẹo do người ta tự ý đào đường, dẫn lối, gây nên nhiều tai nạn chết người.


w-satloquoclo2.jpg


Mặc dù đã nhiều lần xây kè như đường vẫn lở - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


w-satloquoclo4.jpg


Sạt lở ven tỉnh lộ ở Đồng Tháp - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


Trong lúc đó, Quốc lộ 91A băng qua địa phận thành phố Cần Thơ, Kiên Giang và tỉnh An Giang, nhất là đoạn qua quận Ô Môn, Thốt Nốt, tình trạng sạt lở đã làm biến dạng con đường, nhiều xe khách do tránh xe gắn máy và người đi đường đã lao xuống kinh rạch, làm thiệt mạng nhiều người. Quanh năm suốt tháng, người dân thấy các công trình xây bờ kè bê tông, nhưng có nơi vừa làm xong phải phá bỏ làm lại vì bị sạt lở. Tình trạng thi công cầm chừng theo kiểu chờ tiền nhỏ giọt khiến cho việc đi lại của người dân vô cùng khó khăn. Tai nạn giao thông xảy ra liên tục vì các đơn vị thi công làm việc vô ý thức, cũng không có nhân viên kiểm soát bảo đảm phẩm chất và sự an toàn tối thiểu. Không có rào chắn quanh công trình. Cũng không có bảng báo cho người dân biết mà tránh ra.

Vào mùa khô khi dòng kinh rạch cạn kiệt, người dân ai nấy xuống kinh đào lấy đất làm nền nhà, trồng rau màu, làm lối đi, thậm chí có những nơi lấy đất đắp lò thủ công… Xe lớn xe nhỏ tranh nhau chạy lấn lề lấn đường, nên sạt lở là điều không thể tránh khỏi.

Rạng sáng 22-3, hơn 70 thước Quốc lộ 91 tại ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, Châu Phú (An Giang) bất ngờ bị sụp hoàn toàn xuống sông Hậu. Giao thông giữa các tỉnh trong vùng qua con đường này bị ách tắc, ảnh hưởng dây chuyền. Hàng chục ngôi nhà phải tháo dỡ, di dời khẩn cấp khỏi vùng nguy hiểm. Đoạn đường sạt lở dài gần 400 thước. Dưới địa điểm sạt lở về phía hạ nguồn, có một hố sâu khoảng 20 thước, rộng 60 thước, cách bờ khoảng 30 thước, chạy dài và tạo áp lực dòng chảy ngày càng lấn sát quốc lộ 91.

Còn địa điểm sạt lở trên Quốc lộ 91 tại khu vực tại xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, An Giang cho đến nay đã lên tới hơn 110 thước, lại mới xuất hiện thêm vết nứt dài khoảng 2 thước, hướng về thượng nguồn (Châu Đốc). Tiếp sau đó, vào đầu tháng 6-2010 lại thêm một vụ sạt lở lớn nữa xảy ra cách khu vực sạt lở trước vài chục thước. Khoảng 50 thước đường nhựa rớt xuống sông, lở sâu vào đất liền hơn 15 thước. Nhiều nhà dân và một số lò làm gạch lại phải chạy lánh nạn. Nguyên nhân dẫn đến vụ sạt lở này là do 3 hố xoáy ngày càng xoáy sâu vào đất liền làm cho bờ sông gần như dựng đứng, có nơi tạo thành hàm ếch dẫn đến sạt lở.

Các chuyên gia địa phương nhận định rằng đoạn bờ sạt lở nằm ngay đoạn sông cong hẹp, thắt nút cổ chai nên thủy lực lớn ép sát, xoáy vào bờ sông phía quốc lộ. Theo quy luật chung của dòng chảy, tới đây các hố xoáy sẽ xoáy thành một dãy và nạn sạt lở sẽ xảy ra theo một đường dài, rất khó ngăn chặn.

Quả là chuyện lớn khi ngày càng có quá nhiều con đường quốc lộ độc đạo như từ Sài Gòn về Cà Mau và từ Cần Thơ đi An Giang, Kiên Giang bị sạt lở. Tình trạng giao thông “hỗn loạn” ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt hàng ngày của người dân trong vùng.


w-satloquoclo5.jpg


Sạt lở QL91A ở xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


w-satloquoclo8.jpg


Xe vận tải lao xuống kinh do đường bị sạt lở - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

source

Vien Dong Daily

Wednesday, 28 July 2010

Thí nghiệm nén tĩnh cọc


Thí nghiệm nén tĩnh cọcSửa đổi

Từ Kết Cấu Wiki

Mục lục

[hiện]

sửa Mục đích của thí nghiệm:

Sơ đồ nén tĩnh cọc[1]
Kết quả nén tĩnh tại Ever Fortune Plaza[2]

Thí nghiệm nén tĩnh cọc dùng để xác định sức chịu tải của cọc và thiết lập biểu đồ quan hệ tải trọng biến dạng[3] Thử tải đơn thuần là tìm kiếm những thông số nhằm xác định tính ổn định của nền đất, độ rung, lún, sức chịu tải của cột tính đàn hồi... Những số liệu thu thập được trong giai đoạn này sẽ là cơ sở để các kỹ sư xây dựng tính toán kết cấu móng nền cho công trình. [4]

sửa Phương pháp thí nghiệm:

Nén nhanh (thời gian gia tải không đổi; gia tải nhanh; tốc độ chuyển vị không đổi) hoặc giữ tải từng cấp theo chu kỳ[3]

[sửa] Các yêu cầu chung

  • Gồm cả hai trường hợp kéo và nén
  • Tiến hành tại địa điểm có địa chất tiêu biểu, trước thi công hay trong quá trình thi công.
  • Việc quan sát thí nghiệm và đánh giá kết quả phải là cán bộ chuyên môn có nhiếu kinh nghiệm thực hiện.[5]

[sửa] Yêu cầu kỹ thuật công tác thử tải trọng tĩnh.

  • Loại cọc được sử dụng
  • Phương pháp gia tải
  • Yêu cầu về sức chịu tải của hệ thông gia tải.
  • Chuyển vị lớn nhất đầu cọc dự kiến, phù hợp với hệ thống gia tải và hệ thống quan trắc.
  • Thời gian nghỉ của cọc sau khi thi công và hai lần gia tải.
  • Các yêu cầu khác[5]

sửa Cấp tải thử

Chọn Pthử tốt nhất là làm sao với cấp tải đó cọc đã bị tuột thì như thế sẽ phản ánh trung thực hơn môi trường làm việc của đất nện từ đó tính chính xác hơn Pgh đất nền.

Theo 1 số tài liệu [6]

  • Theo TCXDVN 269:2002; Pmax=2.5 Ptk
  • Theo ASTM D 1143, LCLP(pháp)(Cẩm nang Địa Kỹ Thuật của Trần Văn Việt): Pmax=2Ptk
  • Theo tài liệu GSTS Nguyễn Văn Đạt: Pmax=3 Ptk

Hiện nay, nhiều báo cáo thí nghiệm thử tĩnh rất ít thấy hiện tương cọc bị tuột 10%d khi ở cấp tải Pthử max.Do đó khi Pmax=2.5 Ptk có lẽ số liệu Pgh đất nền ra chưa được chính xác lắm vì chưa đạt trạng thái giới hạn của đất.

sửa Hệ thống gia tải

  • Nếu dùng neo đất để hình thành hệ thống gia tải cọc, cánh neo cách ít nhất 5 lần đường kính cọc kể từ mặt bên cọc.[5]

[sửa] Sử dụng đối trọng để nén tĩnh

Thông thường sử dụng các đối trọng bằng khối bê tông cốt thép.

[sửa] Sử dụng neo để nén tĩnh

Trong một số trường hợp mặt bằng chật hẹp,không dùng được cẩu và khối bê tông làm đối trọng có thể sử dụng 04 cọc neo để thí nghiệm nén tĩnh kiểm tra sức chịu tải. Hình ảnh thí nghiệm nén tĩnh cọc D350, gia tải bằng hệ neo 4 cọc D350 chịu nhổ tại Hà Nội:[1]

Neo bằng cọc nhồi BTCT D=350
Thí nghiệm nén tĩnh cọc sử dụng neo tại nhà máy đạm Ninh Bình

sửa Quy trình thí nghiệm:

Theo TCXDVN 269:2002 ,ASTM D1143-81 hoặc theo các tiểu chuẩn riêng do Tư vấn thiết kế quy định

Tiêu chuẩn TCXDVN 269:2002 “Cọc - Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục” quy định phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục áp dụng cho cọc đơn thẳng đứng, cọc đơn xiên không phụ thuộc kích thước và phương pháp thi công (đóng, ép, khoan thả, khoan dẫn, khoan nhồi…). [3]

Trong tiêu chuẩn TCXDVN 269:2002 có đưa ra 2 khái niệm : Nén cọc thăm dò (nén phá hoại 250%-300%)và nén cọc kiểm tra (nén không phá hoại <=200%). Với nén phá hoại thì ta biết được sức chịu tải giới hạn thực của cọc theo vật liệu hoặc đất nền dựa vào biến dạng theo các lý thuyết khác nhau. Còn nén không phá hoại thì chúng ta phải chấp nhận khái niệm về điểm phá hoại qui ước theo các qui định của tiêu chuẩn để đưa ra sức chịu tải tính toán, thiên về an toàn nên lấy biến dạng toàn bộ.

[sửa] Thứ tự các bước thực hiện:

  1. Gia công đầu cọc và đặt hệ kích
  2. Cắt tẩy đầu cọc đến phần bê tông đặc chắc, tạo phẳng bề mặt
  3. Lắp đặt hệ kích và căn chỉnh
  4. Gia cố nền và lắp đặt gối đỡ, dàn tải trọng
  5. Lắp đặt dầm chính, dầm phụ, lắp đặt đối trọng
  6. Lắp đặt hệ đồng hồ đo chuyển vị, lắp đặt máy trắc đạc (nếu có yêu cầu)
  7. Lắp đặt hệ bơm, đồng hồ thuỷ lực
  8. Gia tải theo quy trình và ghi chép số liệu hiện trường

[sửa] Báo cáo kết quả thí nghiệm:

  1. Tên, vị trí công trình
  2. Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế/giám sát, nhà thầu thi công cọc, đơn vị thí nghiệm
  3. Hồ sơ cọc thí nghiệm
  4. Số liệu ghi chép hiện trường
  5. Biểu đồ quan hệ tải trọng và độ lún
  6. Biểu đồ quan hệ tải trọng, độ lún và thời gian
  7. Các nhận xét trong đó có đưa ra tải trọng giới hạn theo De Beer, Chin[3]

[sửa] Khả năng đáp ứng chuyển dịch lớn nhất của đầu cọc. [5]

  • Chuyển dịch trên thông thường lấy khoảng 15% chiều dài cọc cộng với biến dạng đàn hối cọc cộng chuyển vị cho phép của hệ thống gia tải (thiết bị đo với độ chính xác 0.1 mm).
  • Chuyển vị cho phép của hệ gia tải: 25 mm đối với cọc neo, 100mm khi dùng hệ dầm chất tải.
  • Có khả năng gia tải và giảm tải trong khoảng 10 (25 kN.
  • Có khả năng gia tải tối thiểu là 6 giờ.

[sửa] Biến dạng đàn hồi thân cọc

Trong thí nghiệm nén tĩnh cần xét tới biến dạng đàn hồi bản thân cọc nhồi. Biến dạng đàn hồi bản thân cọc nhồi xác định như sau:

math

Trong đó:

  • Hệ số k là hệ số giảm tính nén co của cọc do cọc nằm trong môi trường đất đá khác so với công thức tính nén của thanh dầm mô tả trong SBVL. Hệ số này thay đổi tùy theo sự làm việc của cọc: cọc chống k= 1; ma sát k= 0.5; vừa chống vừa ma sát k= 0.67 là hệ số xét đén độ giảm lực dọc theo chiều dài thân cọc do lực ma sát thân cọc.

Ví dụ, nếu cọc được gia tải tới 1000T làm việc vừa chống vừa ma sát k= 0.67 với độ lún tổng sau 2 chu kỳ gia tải là 30mm thì lún của nền đất dưới mũi cọc[7] [2]

math

[sửa] Qui trình gia tải [5]

  • Cọc được nén theo từng cấp, tính tăng của tải trọng thiết kế. Tải trọng được tăng lên cấp mới nếu sau 1 giờ quan trắc độ lún của cọc nhỏ hơn 0.20 mm và giảm dần sau mỗi lần đọc trong thời gian trên.
  • Tại cấp tải 100% được giữ tải 6 giờ có thể giảm tải về 0% để quan trắc độ lún đàn hồi và độ lún dư tương ứng với cấp tải trọng thiết kế.
  • Ghi chép cẩn thận trong khi đọc thí nghiệm và các hiện tượng lạ. Nếu có thể họp các thành viên trong nhóm để đưa ra giải pháp hợp lý cho từng hiện tượng lạ.
  • Kết luận về kết quả thử tải.

Sức chịu tải cho phép của cọc có thể rút ra từ thí nghiệm này:

  • Thời gian nghỉ giữa thi công và thử cọc phải thoả: Cường độ vật liệu khi gia cố đầu cọc phải chịu được cường độ gia tải mà không phá hoại; Thời gia nghỉ từ khi thi công đến lúc gia tải đối với đất dính, bụi là 7 ngày và có khi lên đến 4 tuần.[5]
Bảng thời gian tác dụng các cấp tải trọng
% Tải trọng thiết kế Thời gian giữ tải tối thiểu
25

50

75

100

75

50

25

0

100

125

150

125

100

75

50

25

0

1h

1h

1h

1h

10 phút

10 phút

10 phút

10 phút

6 h

1h

6h

10 phút

10 phút

10 phút

10 phút

10 phút

1h

Thí nghiệm nén tĩnh nên tiến hành trước khi thiết kế móng để không thay đổi các thông số của móng cọc nhiều, làm ảnh hưởng đến giá thành công trình và có thời gian giải quyết các sự cố nếu có tránh hiện tượng phải dừng tiến độ thi công hàng tháng để giải quyết vấn đề này.

sửa Thiết bị thí nghiệm

sửa Xem thêm

sửa Tham khảo

  1. 1,0 1,1 Thí nghiệm cho cọc bored pile tại http://www.ketcau.com
  2. 2,0 2,1 Xác định SCT cọc dựa theo kết quả nén tĩnh tại http://www.ketcau.com
  3. 3,0 3,1 3,2 3,3 Thí nghiệm nén tĩnh cọc nền tại http://adcomconsult.vn
  4. Thử tải, một công đoạn không thể thiếu trong xây dựng tại http://www.moc.gov.vn
  5. 5,0 5,1 5,2 5,3 5,4 5,5 Một số phương pháp đánh giá khả năng chịu tải của cọc
  6. thảo luận về thí nghiệm nén tĩnh tại http://www.ketcau.com
  7. Móng cọc - Phân tích và thiết kế - Vũ Công Ngữ; Nguyễn Thái(Trang 131 và 199)

sửa Liên kết ngoài



Rate this article:

source
http://vi.ketcau.wikia.com/wiki/Th%C3%AD_nghi%E1%BB%87m_n%C3%A9n_t%C4%A9nh_c%E1%BB%8Dc